Top 8 đặc sản Điện Biên ngon ” khó cưỡng lại “

1063

Dulichngay.net: Với những loại nguyên liệu, gia vị độc đáo, các món đặc sản  Điện Biên chắc chắn sẽ khiến cho du khách mê mẩn và không thể nào quên ngay sau lần đầu tiên thưởng thức.

1. CHÉO

Đây là tên một loại gia vị trở thành huyền thoại vùng Tây Bắc, là món đặc sản Điện Biên nổi tiếng. Chéo làm từ loại quả của cây mắc khén. Mắc khén là một loài cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu, khi đơm trái sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa hương thơm dịu.
chẩm chéo đặc sản Điện Biên
Người ta ví chéo như muối vừng của người Kinh. Dù khác nhau về nguyên liệu, nhưng ngay cách làm cũng có nhiều điểm tương đồng.
Quả mắc khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng rồi được giã mịn trộn chung với ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tàu xắt nhỏ rang khô, (cũng được giã thành bột mịn) và sả.
Chéo thơm hăng hắc chứ không dễ chịu nhưng chính điều đó mới mang nét núi rừng khiến người ta đắm đuối. Chéo được dùng làm “nước chấm” cho các món: xôi nếp nương, bắp cải cuốn nhót xanh, thịt thú rừng… Ngoài ra còn được dùng để nướng cá… Mỗi món đều cho ra hương vị đặc biệt.

2. SÂU CHÍT- ĐẶC SẢN ĐIỆN BIÊN

Đây là một loại sâu nằm trong thân cây chít, những cây nào mà có sâu thường không thể nào ra hoa được. Sâu chít có màu trắng sữa, mũm mĩm trông rất ngon lành. Người dân sau khi bắt sâu về sẽ thả vào trong hủ rượu để cho sâu không bị biến đổi, sau khi đã ngấm chút rượu vào người những chú sâu trở nên căng mọng. Lúc này, mọi người vớt sâu ra chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như là sâu chít xào trứng, sâu chít khô nấu cháo…

3. XÔI NẾP NƯƠNG

Khi nhắc đến đặc sản Điện Biên, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những hạt nếp nương mềm dẻo, căng tròn. Cách đồ xôi nếp nương của người dân tại Điện Biên khá công phu. Để khi đồ xôi không bị sượng, người ta ngâm gạo nếp trong nhiều giờ liền. Sau đó, xôi được đồ hai lần trong chõ gỗ đặc biệt và được làm chín bằng hơi để có độ mềm dẻo mà không dính tay. Sau khi đồ lần đầu tiên, người ta đổ ra rá và lấy đũa trải đều. Một lát sau, xôi tiếp tục được cho vào chõ và đồ đến khi chín đều.

Bên cạnh xôi trắng, người ta còn tạo màu sắc sặc sỡ cho xôi bằng cách lấy các loại cây rừng để tạo màu vàng, tím, xanh, đỏ giúp món xôi trở nên hấp dẫn hơn. Vo từng nắm xôi lại trên tay và nhẩn nha thưởng thức mới có thể cảm nhận hết được hương vị dẻo thơm của loại xôi nếp nương này.

4. PA PỈNH

Bằng sự hòa trộn, kết hợp khéo léo giữa các loại gia vị độc đáo, các nướng là một trong những món ăn mà du khách có thể cảm nhận rõ nhất hương vị đậm đà chất Tây Bắc. Người ta thường dùng các loại cá như mè trắm, trôi, chép khoảng hơn 1kg để làm món cá nướng này. Cá sau khi được mổ dọc ở phía lưng, rửa rạch và để ráo nước sẽ được xoa một ít muối rang vào bên trong để thêm đậm đà. Người ta tẩm ướp cá bằng hỗn hợp gồm rau mùi thái nhỏ, rau thơm, hành tươi, ớt tươi nghiền nát và mắc khén… Sau đó, họ trộn đều hỗn hợp này rồi nhồi vào trong bụng cá. Cuối cùng, người ta gập đôi cá lại và dùng nẹp tre để nẹp cá và nướng trên than hồng.

Khi đã chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát và dậy mùi gia vị bên trong. Thực khách sẽ cảm nhận được vị cay của ớt, mắc khén, vị ngọt béo của ớt cùng hương thơm của rau thơm, hành… vô cùng hấp dẫn.

5. GÀ ĐEN TỦA CHÙA

Đây là giống gà xương đen đặc hữu của đồng bào Hmong, tiếng Hmong gọi là Ka Đu. Trải qua hàng ngàn năm với cuộc sống du canh du cư, song Ka Đu vẫn được lưu giữ qua bao thế hệ bởi người Hmong coi Ka Du là 1 tài sản quí, luôn có mặt trong danh mục tài sản thừa kế cho tặng, dựng vợ gả chồng.

Ka Đu có mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, xương cũng nhuốm đen. Thịt gà Ka Đu rất săn chắc, thơm ngon. Đặc biệt thịt có hàm lượng glutamic và sắt cao gấp 2 lần so với gà bình thường và hàm lượng colesteron thấp. Đồng bào dân tộc thiểu số thường nấu cháo thịt Ka Đu bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú và dùng xương Ka Đu để ngâm rượu hoặc nấu cao sử dụng cho người già, người ốm yếu, chân tay run.

6. THỊT TRÂU GÁC BẾP

THỊT TRÂU GÁC BẾP

Thịt trâu khô là một món ăn mà bất kì người nào từng ghé qua Sơn La đều nên nếm thử bởi hương vị quá đỗi đặc biệt của nó mà không nơi nào có thể có được. Từng thớ thịt đỏ au sau khi được tẩm ướp gia vị riêng và được hun trên gác bếp trở nên săn lại, khi muốn ăn chỉ cần nướng sơ qua một chút trên than hồng là đủ làm cho thịt mềm. Để có thể thưởng thức món ăn này chỉ có thể vào dịp tết hoặc lễ cúng lớn thì người ta mới để lại một ít để làm món này.

7. RAU HOA BAN

Vào tháng 3 khắp núi rừng Điện Biên sẽ phủ trắng xóa hoa ban. Người dân thường sử dụng hoa ban và lá ban non để chế biến thành những món ăn hằng ngày như hoa ban xào thịt, nộm hoa ban…tạo nên những hương vị rất riêng và đặc biệt.

8. BÁNH GIÀY – ĐẶC SẢN ĐIỆN BIÊN

Bánh dày – đặc sản Điện Biên – là một loại bánh không thể thiếu trong trong ngày tết của người Mông.
Cũng từ nếp nương, các công đoạn làm bánh yêu cầu phải làm thủ công nên rất mất thời gian. Nếp sau khi đồ là hương tỏa khắp buôn bản. Sau đó, phải dùng tay giã nhuyễn rồi mới gói bằng lá dong rừng.
Bánh dày có thể để được rất lâu, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đầu xuân. Bánh dày này có thể ăn cùng với chả, giò, hay chỉ nướng trên than hồng hoặc chấm với chút mật ong rừng đều mang vị khó quên.