Đặc sản Lạng Sơn – món ăn trứ danh nổi tiếng của vùng Tây Bắc

1019

Dulichngay.net– Nếu có dịp đến với Lạng Sơn, một tỉnh miền núi với những ngọn núi hùng vĩ, cảnh đẹp nên thơ du khách cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản Lạng Sơn hay những đồ ăn vặt tiêu biểu cho nền ẩm thực phong phú nơi đây.

Vịt quay lá móc mật- đặc sản Lạng Sơn

Vịt quay lá móc mật- đặc sản Lạng Sơn
Vịt quay lá móc mật- đặc sản Lạng Sơn

Đây là món ngon có tiếng của người Lạng Sơn. Món này đòi hỏi người chế biến phải khéo léo để thịt vịt không bị tanh lại thơm mùi lá móc mật. Khi ăn chấm với phần nước đọng trong vịt sau khi quay, thêm xì dầu, ớt. Ngoài vịt quay, món phở vịt ở đây cũng rất nổi tiếng. Thịt vịt mềm ngọt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho ẩm thực xứ Lạng.

Phở chua- đặc sản Lạng Sơn nổi tiếng

So với phở bò trứ danh Hà thành, phở chua Lạng Sơn cũng không kém phần cầu kỳ. Một bát phở chua truyền thống của xứ Lạng cần đến hơn chục loại nguyên liệu đặc biệt như khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, lạp xưởng… chưa kể các loại rau thơm, dưa chuột, lạc rang… Với nguyên liệu đa dạng như vậy, phở chua hội tụ đầy đủ vị cay, ngọt man mát lại chua dịu thanh thanh.

BÁNH CUỐN TRỨNG

Bánh cuốn vốn là món ăn sáng thanh nhẹ và được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt khi đến với Lạng Sơn, bạn không chỉ được thưởng thức món bánh cuốn thông thường mà còn được thưởng thức món bánh cuốn trứng trứ danh.

Cũng được tráng như bột gạo nước nhưng thay vì phần nhân thịt mộc nhĩ thì ở đây người ta lại đập một quả trứng vào giữa nồi hấp rồi đậy nắp vung cho trứng chín hơi, sau đó mới dùng que tre gấp bánh lại và cho ra đĩa. Bên trên dĩa bánh cuốn được rắc chút thịt băm chà nhuyễn có màu vàng nâu hấp dẫn.

Nước dùng của bánh cuốn ở đây không phải là nước mắm pha như bình thường mà gồm một chút thịt xay rang khô và bông lên, rắc chút rau mùi thái nhỏ rồi mới rót lên thứ nước mắm chấm mỡ hành pha vừa vị. Đặc biệt theo đúng tinh thần xứ Lạng, mỗi bàn ăn đều có thêm một lọ măng ngâm ớt để khách hàng tùy ý gia giảm vào bát nước chấm của mình.

LỢN QUAY

So với các vùng miền khác lợn quay Lạng Sơn có những hương vị đặc trưng riêng. Sau khi sơ chế xong, đầu bếp nhồi vào bụng lợn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng hay dùng ở dân tộc Tày và Nùng. Lợn được quay trên bếp than hoa đỏ lửa, để thịt chín vàng đều người làm sẽ quét dầu và mật ong rừng pha giấm lên mình lợn. Khi lợn chín tới, dùng vải thấm nước lã lau qua mình lợn quay rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Khi ăn bì giòn, thịt dai có vị rất đặc trưng quyện với mùi thơm của lá mác mật.

NEM NƯỚNG

Để có được nem ngon cần chọn phần thịt lợn khoét vai không quá nạc cũng không quá mỡ, phải chọn lợn mới mổ, thịt hồng. Thịt mua về được thái sợi nhỏ, bì lợn cạo sạch lông, đem luộc chín. Sau đó trộn cả thịt và bì với bột thính và gói lại bằng lá chuối tươi. Thịt khi lên men được nướng trên bếp than hồng cho cháy lá, tỏa ra hương thơm mời gọi. Khi ăn kẹp cùng với lá đinh lăng, lá sung chấm tương ớt. Vị chua, ngot, cay dịu tạo nên hương vị khó từ chối.

Đào Mẫu Sơn- quả đặc sản Lạng Sơn

Đào Mẫu Sơn- quả đặc sản Lạng Sơn
Đào Mẫu Sơn- quả đặc sản Lạng Sơn

Nhắc đến xứ Lạng ai chải biết đến đào Mẫu Sơn. Hoa đào đỏ thắn tươi tắn đến lạ thường, quả đào lại ngon ngọt chẳng nơi nào bằng. Bởi thế người dân Lạng Sơn tự hào khi được thiên nhiên ban tặng đặc sản trái cây độc đáo này.

Đào Mẫu Sơn được đồng bào dân tộc Dao trồng dưới các khe sâu của vùng núi Mẫu Sơn. So với những giồng đào khác quả đào Mẫu Sơn có màu sắc, hương vị thật sự khách biệt. Quả to, giòn, vị ngọt thanh đậm chất núi rừng. Mỗi quả đào Mẫu Sơn to bằng cái bát con, cứ 3, 4 quả là được 1kg. Nhưng hạt đào lại nhỏ bừng hạt bi ve. Khi chín bên ngoài có màu xanh nhạt, bên trong đỏ au vị ngọt lịm, giòn tan, mùi thơm dịu rất đặc trưng, ai đã từng được ăn sẽ không thể quên.

BÁNH ÁP CHAO

Đây là loại bánh có lớp vỏ được chế biến từ gạo nếp và gạo tẻ giòn tan như bánh rán. Phần nhân bánh làm bằng thị và chao ngon nổi tiếng ở Lạng Sơn. Thường thì cuối tháng 11 đến đầu tháng 2 là mùa bánh áp chao, đi đâu ta cũng ngửi thấy mùi bánh lan tỏa khắp núi rừng.

BÁNH CAO SẰNG

Bánh được làm từ bột gạo tẻ, nhân bánh gồm thịt băm nhỏ và hành phi xào thơm. Bánh và bột được đổ chung vào một khuôn, dàn mỏng đem hấp cách thủy, gần chín thì rưới thêm một chút nước thịt kho cốt dừa để tạp độ béo và mùi thơm. Khi ăn chỉ cần rắc thêm chút đậu phộng giã nhỏ giòn bùi và chút hành tươi thì đã có ngay một món ăn dân dã hấp dẫn.