Top địa điểm nên ghé thăm khi đến Huế phần 1

807

Cùng tham khảo cẩm nang du lịch Huế thường xuyên được cập nhật thông tin mới tại dulichngay.net  nhé!
Nhắc đến Huế người ta thường nghĩ ngay đến các cung điện, đền đài mang hơi thở cổ xưa một thời vua chúa huy hoàng. Ai cũng muốn một lần du lịch Huế để tận mắt nhìn thấy những bằng chứng sinh động của triều đại phong kiến cuối cùng. Không chỉ thế, nét dịu dàng thư thái và cuộc sống chậm rãi nơi đây cũng được nhiều người yêu thích.
Huế ở đâu?
Huế cách TP Hà Nội 669Km, cách TP Hồ Chí Minh 1049KM và cách TP Đà Nẵng 101Km. Vì là thành phố nằm ngay giữa mãnh đất hình chữ S nên bạn có thể đến Huế từ Bắc hay Nam bằng đường bộ, đường sắt hay đường hàng không. Hằng ngày có rất nhiều chuyến bay, chuyến tàu hay ô tô từ Hà Nội – Huế, Sài Gòn – Huế. Còn mình thấy, nếu có điều kiện, bạn có thể chạy xe máy đến đây.

nui-ngu-binh-du-lich-hue

Ở đây có nước sông Hương
Có cây núi Ngự có đường Nam Giao
Bồng bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh
Thâm u một dải hoàng thành
Đình suông con én không đành bay đi
(Nguyễn Bính, Vài nét Huế)

Có thể nói, đều mà mình thích nhất khi nói về Huế chính là thành phố có dòng sông Hương chảy giữa lòng thành phố. Mỗi đêm dạo 2 bên bờ sông hay khám phá qua những con đường nhỏ xung quanh, bạn sẽ thấy một không khí rất chi là dịu êm.
Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế là một viện bảo tàng tại số 3, Lê Trực, Tp Huế. Tòa nhà chính của viện bảo tàng bằng gỗ, có 128 cây cột gỗ quý, trên các cột có hình chạm khắc tứ linh: long – li – quy – phụng và hơn 1000 bài thơ bằng chữ Hán. Tòa nhà này chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Hiến tổ nhà Nguyễn, niên hiệu là Thiệu Trị.
Cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền còn được gọi là Cầu Tràng Tiền , là chiếc cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay giữa thành phố Huế.
Sông Hương
Sông Hương có hai ngọn nguồn. Nguồn Tả Trạch xuất phát từ dãy núi Trường Sơn chảy về hướng Tây Bắc qua 55 ngọn thác hùng vĩ, nguồn Hữu Trạch ngắn hơn sau khi vượt 14 ngọn thác hiểm trở và đến ngã ba Bằng Lãng (ngã ba Tuần) hợp dòng với Tả Trạch thành sông Hương thơ mộng. Sông Hương dài 30 km (nếu chỉ kể từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An), độ dốc của dòng nước so với mặt biển không chênh lệch nhiều nên nước sông chảy chậm.
Núi Ngự Bình
Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng Sơn) cao 105 m, dáng cân đối uy nghi. Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Vương triều Nguyễn khi xây dựng kinh thành Huế đã chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình.
Đại Nội Huế
Đại Nội là điểm tham quan đầu tiên bạn nên tới ở Huế bởi đây là Kinh đô, trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn và là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia. Được xây dựng trên mặt bằng diện tích hơn 500 ha, Đại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo. Đại Nội cổ kính đã trải qua bao thăng trầm lịch sử và trở thành tiếng vọng của một thời quá khứ oanh liệt của dân tộc.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây. Chùa được xây dựng từ những năm 1.600 và được bảo tồn qua nhiều lần, chùa Thiên Mụ là điểm du lịch Thừa Thiên Huế không thể bỏ qua khi tới đây. Nét cổ kính, tráng lệ cùng sự linh thiêng của chùa thu hút nhiều khách tham quan và Phật tử.
Đồi Vọng Cảnh
Đồi Vọng Cảnh nằm cách trung tâm thành phố Huế 7km. Đứng trên đồi Vọng Cảnh, bạn có thể nhìn thấy được bức tranh trữ tình của thành phố Huế, đặc biệt là khu Lăng tẩm của các vua Nguyễn. Thời điểm vàng để bạn ghé đồi Vọng Cảnh là lúc hoàng hôn hay bình minh để cảm nhận trọn vẹn nhất sự nên thơ cảnh ngọn đồi.