Các điểm du lịch An Giang mùa nước nổi không thể bỏ qua

1292

An Giang giống như một bức tranh thu nhỏ về vẻ đẹp của miền Tây Nam Bộ, với cảnh sắc thiên nhiên yên bình thơ mộng, ẩm thực phong phú, và những người dân thân thiện. Dulichngay.net sẽ gửi tới một số những địa điểm du lịch An Giang mùa nước nổi thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến.

Rừng tràm Trà Sư

rùng tràm trà sưRừng tràm Trà Sư, nơi có hệ sinh thái điển hình ở vùng ngập nước phía Tây sông Hậu đã tạo dấu ấn rất riêng. Rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của chim trời, có hồ nước trời mênh mông sắc vàng bông điên điển, có kênh rạch dày đặc. Rừng tràm Trà Sư biểu trưng cho nét đẹp mùa nước nổi An Giang. Nơi đây có dòng nước trong lành, khí hậu át mẻ thu hút nhiều khách du lich.

Chùa Linh Song Ba Thê

Chùa Linh Sơn Ba Thê An Giang là điểm hành hương khá nổi tiếng mà du khách ghé đến các chùa chiền ở miền sông nước. Chùa có kiến trúc rất độc đáo,hai bia đá và tượng Phật 4 tay là hiện vật cổ tại chùa Linh Sơn xã Vọng Thê là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Búng Bình Thiên- An Giang

Cách Châu Đốc khoảng 30 km, Búng Bình Thiên hay còn có tên gọi là hồ nước trời, thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Campuchia. Búng rất đẹp vào mùa nước nổi với sắc vàng bông điên điển xen giữa sắc xanh lục bình. Xung quanh búng là ngôi làng Chăm còn vẹn nguyên những giá trị văn hóa xưa.

Cánh đồng Tà Pạ

Cánh đồng Tà Pạ ở huyện Tri Tôn vào mùa nước nổi như một tấm thảm rộng lớn với những đồng lúa xanh ngắt và những hàng thốt nốt hiên ngang giữa trời xanh. Nhìn từ trên cao, Tà Pạ như một tấm thảm xanh ngút ngàn màu lúa, lác đác điểm tô bằng những ngọn thốt nốt cao vút.

Khu di chỉ Óc Eo

Đây là một khu di tích cổ rộng lớn và nổi tiếng bậc nhất ở An Giang. Hiện nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón các nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu mà còn hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu các di chỉ, vết tích về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang xưa và đồng bằng sông Cửu Long.

Núi Ba Thê

núi ba thê địa danh nổi tiếng an giangĐây là một trái núi trong Cụm núi Ba Thê gồm 5 núi cũng thuộc huyện Thoại Sơn. Núi Ba Thê An Giang được rất nhiều du khách quan tâm ghé thăm trong các hành trình du lịch Châu Đốc An Giang. Núi Ba Thê An Giang luôn được nhắc đến, bởi nơi đây là một bức tranh phong cảnh hữu tình khiến.

Đồi Tức Dụp

Tức Dụp chỉ là một ngọn đồi nhỏ nằm dưới chân núi Cô Tô. Với địa hình hiểm trở, cùng với chiến thắng lịch sử, đồi Tức Dụp đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Ngọn đồi chỉ cao 300m nhưng có vẻ đẹp quyến rủ và quyến rũ.

Làng nổi Châu Đốc- An Giang

Làng cá bè là một điểm tham quan không thể thiếu ở Châu Đốc,làng nghề độc đáo. Đến vưới làng nổi cá bè Châu Đốc, du khách không chỉ được tiếp cận nghề nuôi cá basa, biết thêm nhiều điều lý thú về loài cá này.

Núi Cô Tô

Thuộc địa phận huyện Tri Tôn, đứng nhìn từ xa núi Cô Tô giống như con chim phượng hoàng khổng lồ đang sải cánh giữa vùng đồng bằng mênh sông nước biển trời.

Khu Thất Sơn

Hay còn được gọi với cái tên Bảy Núi, nằm trên địa bàn trên 2 huyện là Tri Tôn và Tịnh Biên. Đặc biệt có ngọn Núi Cấm cao nhất trong Thất Sơn điểm du lịch tiêu biểu có độ cao 705m. Trên núi có phong cảnh đẹp, thanh tịnh và nhiều chùa tọa lạc: Chùa Phật Lớn, Chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự…

Cù Lao Giêng

Cù lao Giêng(Chợ Mới) không chỉ với những vườn cây xanh tốt, mà ở đó còn có những kiến trúc với hàng trăm năm. Giữa dòng sông Tiền mênh mông, cù lao Giêng với diện tích hơn 80 cây số vuông hiện ra trước mắt với màu xanh mát của những vườn cây trái tươi tốt. Nơi đây có các công trình kiến trúc độc đáo với hàng trăm tuổi.

Làng nổi Châu Đốc

làng nổi châu đốc

Điểm du lịch độc đáo nhất ở Châu Đốc chính là làng bè nổi, nét văn hóa đặc sắc mang đậm phong cách của vùng sông nước. Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu của mỗi gia đình ở những làng nổi này. Ở đây, mỗi chiếc bè như một căn hộ kết nối nhau trải dài dọc hai bờ sông. Mỗi chủ bè có ít nhất 3-4 chiếc bè, thường có thêm một chiếc bè sinh sống cặp bên. Đặc biệt, gần đây, một số người dân có xu hướng đóng bè xuống sông định cư. Cuộc sống của gia đình được gói gọn trên chiếc bè ngang 4m, dài 7-8m

Làng người Chăm Châu Giang

Cộng đồng người Chăm sống ở An Giang khá nhiều, hình thành những xóm làng xen kẽ với người Kinh, tụ hợp đông đảo nhất có lẽ là ở huyện An Phú. Để đến thăm làng người Chăm Châu Giang, du khách chỉ cần đi qua phà Châu Giang đến Cồn Tiên là đã tới. Làng người Chăm Châu Giang khá bình yên, với những ngôi nhà sàn độc đáo và những thánh đường Hồi Giáo có kiến trúc tháp tròn đặc sắc bởi người Chăm ở đây đều theo đạo Hồi.