Kinh nghiệm phượt Cao Bằng đầy đủ chi tiết nhất

1050

Cao Bằng – vùng đất địa đầu Tổ quốc được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp vô cùng kỳ thú với núi rừng hùng vỹ. Không chỉ vậy, du lịch Cao Bằng còn là thu hút du khách bởi những địa danh mang đậm tính lịch sử. Cùng dulichngay.net chia sẻ kinh nghiệm phượt Cao Bằng đầy đủ chi tiết nhất nhé!

KINH NGHIỆM PHƯỢT Cao Bằng vào thời gian nào?

Kinh nghiệm phượt Cao Bằng đầy đủ chi tiết nhất

  • Khí hậu Cao Bằng chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô khéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nếu các bạn có ý định du lịch thác Bản Giốc thì nên đi vào khoảng tháng 8-9, lúc này thác nhiều nước sẽ rất đẹp.iang
  • Nếu thích đi Cao Bằng ngắm hoa, các bạn có thể đi vào tầm cuối năm khoảng tháng 11, lúc này là mùa hoa Tam Giác Mạch (tương đương với mùa hoa Tam Giác Mạch ở Hà Giang)
  • Nếu thích ngắm băng tuyết, các bạn nên đi vào mùa đông (cuối năm trước đến khoảng đầu năm sau), thời điểm này ở phía rừng Pia Oắc nhiệt độ hạ thấp nên rất có thể xảy ra hiện tượng này. Kết hợp thêm với lịch trình từ Cao Bằng sang Lạng Sơn (theo đường Thất Khê) các bạn có thể kết hợp thêm du lịch Mẫu Sơn, nơi mà hầu như mùa đông năm nào cũng có băng hoặc tuyết.

kINH NGHIỆM PHƯỢT CAO BẰNG DI CHUYỂN NHƯ NÀO?

 Để đi du lịch Cao Bằng từ Hà Nội chỉ có hai phương tiện, đó là ô tô và xe máy. Nếu đi du lịch Cao Bằng bằng xe khách, bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình để đón xe khách chất lượng cao. Bạn có thể chọn nhà xe Thanh Ly, điện thoại: 0916121888 – 0912237252 hoặc nhà xe Mai Luy, điện thoại: 0915 377 272. Xe thường xuất bến vào buổi tối, giá vé khoảng từ 180.000 đồng/người. Bạn nên liên hệ trước với nhà xe để đặt vé trước, giúp chủ động hơn cho tour du lịch của mình.

Nếu chọn phượt Cao Bằng bằng xe máy, bạn có thể lựa chọn cung đường cao tốc Hà Nội đi Thái Nguyên, Bắc Kạn rồi vào quốc lộ 3 để vào trung tâm Cao Bằng. Đây là cung đường khá đường đẹp. Tuy nhiên, nếu không có một người dày dặn kinh nghiệm phượt đi cùng, bạn không nên mạo hiểm chọn du lịch Cao Bằng bằng xe máy vì cung đường này qua những con đèo khá nguy hiểm và nhiều xe tải lớn.

Đến Cao Bằng, bạn có thể chọn xe buýt hoặc thuê xe máy để khám phá vùng đất núi non hùng vỹ này. Với xe máy, bạn liên hệ thuê ngay tại khách sạn mình ở. Và theo kinh nghiệm phượt Cao Bằng thì xe máy chính là phương tiện tuyệt vời nhất để bạn có thể lang thang hết các chốn ở Cao Bằng.

 KINH NGHIỆM PHƯỢT Cao Bằng Ở ĐÂU?

Các nhà nghỉ, khách sạn ở Cao bằng tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, nhưng giá phòng lại tương đối rẻ, chỉ khoảng từ 250.000VNĐ là bạn đã thuê được phòng chất lượng, tiện nghi khi du lịch Cao Bằng rồi.

Một số khách sạn, nhà nghỉ ở Cao Bằng bạn có thể tham khảo:
– Ở trung tâm Cao Bằng:

Khách sạn Đức Trung: Số 85, Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang (026 3853 424).
Khách sạn Bằng Giang: Số 2 Kim Đồng, Cao Bằng. (026 3853 431).
Khách sạn Hoàng Anh: Số 131, Kim Đồng, phường Hợp Giang, Cao Bằng (026 3858 969).
Khách sạn Ánh Dương: Số 78, Kim Đồng, phường Hợp Giang, Cao Bằng (026 3858 467).
Khách sạn Hoàng Long: Số 51 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Cao Bằng (026 3855 178).
– Ở Trùng Khánh:

Nhà nghỉ Hoàn Lê, Trùng Khánh: 026.826221 / 0915425531
Nhà nghỉ Thiên Tài: 026.3826537 (Gần đến chợ Trùng Khánh).
Nhà nghỉ Đình Văn: 026.3602789 (Bên phải chợ Trùng Khánh).
– Thác Bản Giốc: Nhà nghỉ Đình Văn 2 (0263.82.80.82).

Kinh nghiệm phượt Cao Bằng đi đâu?

Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó

Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó

Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt – Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng Khu di tích vẫn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước. Khu di tích Pác Bó vẫn duy trì hoạt động, công tác bảo tồn và phát huy tác dụng ngày càng được quan tâm, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan khu di tích ngày càng đông…

Suối Lê Nin, núi Các Mác

Suối Lê-nin nằm trong quần thể di tích lịch sử Pác Bó. Mang ý nghĩa lịch sử cách mạng, suối Lê-nin dường như không dành được sự quan tâm quá nhiều của các bạn trẻ vốn đang say mê hướng về những địa danh nổi tiếng đậm chất phiêu lưu. Tuy nhiên, dòng suối nguồn như một viên ngọc với một màu xanh rất lạ, vẻ đẹp thiên nhiên trời phú tuyệt đẹp giữa núi rừng Đông Bắc, nơi địa đầu của tổ quốc, sẽ khiến cho dân xê dịch thích sự thanh bình và êm ả.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt, gồm các hạng mục: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ. Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi. Ngườm Ngao (tiếng dân tộc Tày có nghĩa là hang Cọp hay còn gọi “hang giữa thung lũng đá”) do người dân địa phương phát hiện năm 1921. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh nằm ẩn mình dưới những khối đá dưới chân núi; cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày.

Vòm động khép lại rồi lại mở ra, tạo cho người xem một sự thích thú bất ngờ. Nhũ đá mọc từ dưới lên, thả từ trên xuống, nhũ thẳng đứng, nhũ to, nhũ nhỏ… tất cả đan xen tạo thành một mê cung kỳ diệu.

Hồ Thang Hen

Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, hồ Thang Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ nằm ở trên núi của nước ta. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo dòng mũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Hồ Thang Hen có hình thoi, rộng khoảng 300m, dài hơn 1.000m, giữa rừng trám trắng, trám đen nhô lên những khối đá tai mèo. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm.

Kinh nghiệm phượt cao bằng ăn gì?

Bánh cuốn

Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người Hà Nội, Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia giảm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi. Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.

Bánh áp chao

Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao.

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Vịt quay 7 vị

Vịt quay 7 vị là đặc sản ở Cao Bằng. Được gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng đã dùng 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt.

Bên trong từng miếng vịt quay là một mùi hương ngai ngái như mùi lá non, vị hơi đắng nhưng càng ăn càng ngọt thịt. Đó là do 7 thứ gia vị được lấy từ trong bụng vịt. Nhiều người từng được nếm qua đều đoán rằng trong các thứ gia vị ấy, có rất nhiều vị như là rễ, lá của cây được mang về từ trên rừng. Do đó, nhiều người muốn học được cách làm vịt quay Cao Bằng nhưng đều không thể có được mùi vị đặc trưng ấy.