Kiên Giang không chỉ được biết đến là vùng đất của văn hóa và du lịch nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn níu giữ du khách ở lại với những đặc sản ngon vô cùng hấp dẫn. Cùng dulichngay.net khám phá các đặc sản Kiên Giang nhé!
Nước mắm Phú Quốc đặc sản Kiên Giang
Nước mắm Phú Quốc là một trong các loại nước mắm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơm Phú Quốc, có truyền thống trên 200 năm.
Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắm Phú Quốc chỉ sử dụng duy nhất loại cá cơm làm nguyên liệu. Loại cá cơm cho nước mắm ngon nhất là Sọc Tiêu và Cơm Than. Người ta trộn 2 hay 3 phần cá với 1 phần muối rồi để đến 1 năm, càng để lâu hàm lượng đạm càng cao nhưng nước mắm ít thơm và màu bị sậm hơn. Người ta còn chôn nước mắm vài ba năm, lúc đó màu nước mắm thành đen gọi là nước mắm lú, dùng để chữa bịnh. Nếu dùng cá ươn thời gian sẽ mau hơn nhưng nước mắm không thơm và màu không đẹp.
Gỏi cá trích đặc sản Kiên Giang
Nhắc tới các đặc sản ở Kiên Giang thì không thể không nhắc tới món gỏi cá trích. Món ăn dân dã này đã góp phần làm phong phú văn hóa ẩm thực biển đảo Phú Quốc. Từ một món ăn dân dã cho đến nay gỏi cá trích đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách khi du lịch tới Phú Quốc.
Do cá trích có nhiều ở vùng biển Phú Quốc nên việc lựa chọn chế biến món gỏi cá tươi không quá khó khăn. Thêm vào đó, nước chấm gỏi cá trích cũng khá là đặc biệt. Bởi vì nó được làm từ ớt, tỏi và đậu phộng rang kết hợp với nước mắm Phú Quốc nổi tiếng tạo nên một thứ nước chấm tuyệt vời.
Bánh canh ghẹ chả đặc sản Kiên Giang
Bánh canh ghẹ – đặc sản Kiên Giang – vốn dĩ đã ngon, bánh canh ghẹ chả của Hà Tiên lại càng hấp dẫn vì nguyên liệu xuất sắc. Ghẹ, cá làm chả, tôm, đầu cá thu chế biến nước dùng đều tươi và chất lượng.
Nước lèo từ tôm khô, thịt, xương heo lại được cho thêm đầu cá thu lấy khi tàu vừa cập bến thơm, ngọt, mặn mà lại rất thanh. Còn chả cá chế biến bằng thịt cá thu càng đáng nói. Cá tươi nạo, trộn với gia vị cơ bản như tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, mắm rồi quết thật đều tay.
Khi hỗn hợp nhuyễn đều, ép dẹp đem hấp chín hoặc chiên. Từng miếng chả dậy mùi khi ăn sẽ được thái nhỏ vừa dai, vừa giòn, vừa đậm đà. Đặc biệt, ghẹ không quan trọng là to hay nhỏ nhưng thật chắc thịt, còn sống cho vào luộc nên ngọt ngon.
Bánh ống lá dứa – đặc sản Kiên Giang
Bánh có nguồn gốc từ người Khơ-me và trở thành một món ăn vặt không thể thiếu khi đến Kiên Giang du lịch. Bánh ống có màu xanh đặc trưng của lá dứa trông rất bắt mắt, có mùi thơm dễ chịu và vị béo bùi của nếp, dừa nạo, vừng. Ăn ngay miếng đầu tiên sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của lớp vỏ bánh tan tỏa dần đều trong miệng.
Bánh thốt nốt – đặc sản Kiên Giang
Đến Kiên Giang mà không ănbánh thốt nốt thì thật là lãng phí. Khi bánh vừa được lấy ra từ xửng hấp, bánh chín vàng đều, mùi hương ngào ngạt lan tỏa làm thực khách chỉ muốn ăn ngay. Bánh mềm, thơm, mịn, càng ăn càng thấy mê.
Bún kèn Hà Tiên đặc sản KIÊN GIANG
Với cách chế biến cầu kỳ, nhiều công đoạn, bún kèn Hà Tiên – một đặc sản Kiên Giang có vị ngon của cá, đậm đà của dừa tươi trong nước dùng và các loại rau. Một điều dễ nhận diện bún kèn là tô bún có một lớp tôm khô rắc lên phía trên rất bắt mắt cùng với các loại rau.
Cà xỉu ĐẶC SẢN KIÊN GIANG
Cà xỉu là một món ăn rất độc đáo ở Hà Tiên – Kiên Giang, có thể khiến bạn ‘xỉu’ khi lần đầu thưởng thức, bởi loại đặc sản này nhìn giống con côn trùng với cái râu thật dài và to. Cà xỉu muối buổi sáng có thể buổi chiều ăn được hoặc để trong hũ dùng dần quanh năm.
Cà xỉu tươi ngon nhất vẫn là muối buổi sáng xào buổi chiều, bởi khi đó vị mặn của muối hãy còn chưa ngấm hết vào trong thịt. Phi thơm tỏi cho cà xỉu vào xào, đảo đều tay cho gia vị thấm đều. Nêm chút tiêu, đường cho vừa miệng ăn. Khi ăn tách lớp vỏ bên ngoài chỉ ăn thịt bên trong. Cà xỉu ngon bổ nhất là phần râu (tốt cho sinh lực của nam giới), nhai giòn giòn nên các đấng mày râu rất thích.