Top 9 đặc sản Tây Nguyên hấp dẫn, đặc trưng của núi rừng

1287

Không chỉ nổi tiếng với nương rẫy bạt ngàn hay thác nước trong veo mà những đặc sản Tây Nguyên lạ nhưng ngon này sẽ khiến bạn nhớ đến đây thường xuyên hơn đó! Hãy cùng dulichngay.net đi đến vùng đất này ngay để xem nơi đây có những món ngon đặc sản nào thu hút du khách nhé!

1. Gà nướng Bản Đôn- đặc sản Tây nGUYÊN

Gà nướng Bản Đôn

Bản Đôn Tây Nguyên thì ai cũng biết rồi và nếu được hỏi có món đặc sản gì nơi đây thì chắc chắn đó là món gà nướng. Thịt gà ở đây có vị thơm ngon rất khác bởi cách nuôi gà rất công phu, tất cả đều được thả vườn, ăn côn trùng, cỏ non và lúa rẫy. Để gà nướng có hương vị đặc trưng thì không thể thiếu sả, sả được giã lấy nước, càng nhiều nước sả thì thịt gà khi chín lại càng ngon, kẹp gà đã được tẩm ướp vào thanh tre, phết một lớp mật ong cho có màu đẹp và mùi thơm rồi quay đều trên bếp than. Khi chín, bỏ ra, xé chấm muối ớt, ăn cùng cơm lam và uống rượu cần thì ngon phải biết.

2. Lẩu lá rừng 

Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.

 3. Thịt nai Đăk – Lăk

Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non. Thịt bò 7 món đã gây thèm muốn, có nơi trở thành đặc sản, nhưng 7 món nai vượt xa một cách bất ngờ, cho nên càng không thể so sánh với bò, cho dù là bê cũng không đọ nổi với thịt nai.

Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Buôn Ma Thuột – TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc… bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.

Thịt nai nướng thái mỏng ướp mỡ nước và gia vị rồi cắt mấy lát gừng nướng riêng để ăn nóng cùng lúc rất hợp. Nai nướng không cần nước chấm, cũng không cần muối tiêu, miếng thịt nai nướng chín ngọt, mềm cộng với vị gừng nóng kích thích người ăn đến mê say mặc dù chẳng cần dùng đến rượu.

4. Gỏi lá

Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây Nguyên. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có như lá lộc vừng, sâm đất, hồng ngọc, mơ, cải cay, ổi, đinh lăng, sung, lá lốt, trâm, mã đề, diếp cá, chó đẻ răng cưa, quế, húng, thuyền đất… Mỗi loại có một tác dụng chữa bệnh khác nhau. Lấy các loại lá này cuốn thành hình phễu để gắp vào đó các loại thức ăn. Các món ăn kèm với lá như thịt heo ba chỉ, tôm rang, da heo thái mỏng trộn cùng bột gạo nếp rang. Nước chấm được làm từ bỗng rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt.

5. Cá lăng- đặc sản Tây Nguyên

Cá lăng- đặc sản Tây Nguyên

Cá lăng, một đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người Tây Nguyên, là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông Sêrêpốk. Cá có vị ngọt, béo, thơm ngon nên đã có mặt trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và được nhiều thực khách ưa chuộng. Cá lăng dùng để làm chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo, món nào cũng thơm cũng ngon.

6. Măng nướng xào vếch bò

Không thể không thử món ăn đặc sản Tây Nguyên thơm ngon này khi bạn ghé Tây Nguyên bởi hương vị rất lạ, đã ăn mà thích thì sẽ rất ghiền đó. Vếch bò chính là lòng phèo của bò, vị hơi đắng và nặng mùi, sẽ thấy khó nuốt nếu không quen ăn, nhưng quen rồi thì thấy nó vừa giòn vừa dai, càng nhai lại càng thấy ngon, vếch bò xào với măng le, ăn cùng cơm trắng nóng hổi là tuyệt nhất.

7. Rượu cần- ĐẶC SẢN TÂY NGUYÊN

Nhắc tới rượu cần – một món đặc sản vùng Tây Nguyên quen thuộc với hình ảnh mà chúng ta vẫn nhớ, đó là mọi người quây quần bên bếp lửa hồng trong gian nhà sàn ấm cúng, có nhiều ống cần để hút được đặt trong chum rượu để ở giữa. Rượu cần thực ra có rất nhiều loại: rượu thóc, rượu cơm hay rượu kê. Rượu cần là thức uống không thể thiếu trong dịp chiêu đãi khách quý hay những dịp lễ hội ở các dân tộc Tây Nguyên, thể hiện sự mến khách, yêu thương nhau, đoàn kết của con người nơi đây.

8. Bún đỏ Đắk Lắk

Bạn sẽ thấy sợi bún không có màu trắng như bình thường bởi nó được cho vào nồi nước dùng nấu từ xương heo, gạch cua và đặc biệt là hạt điều để có được màu đỏ bắt mắt như vậy. Những sợi bún to, dai giòn xì xụp cùng với gạch cua làm từ thịt cua, thịt lợn thái mỏng và tóp mỡ, trững cút luộc, có thêm chút rau cần, giá đỗ hay rau cải điểm màu xanh bắt mắt, cảm nhận hương vị hòa quyện, ấm lòng biết mấy.

9. Cà phê chồn

Nếu không nhắc đến cà phê chồn thì thật là một thiếu sót vô cùng lớn, cà phê Chồn là một món quà tặng vô cùng độc đáo và giá trị. Nếu người được tặng yêu thích cà phê thì đây chính xác là món quà tuyệt vời nhất, còn người chưa từng thử bao giờ, chỉ ngửi mùi cà phê sau khi pha là đã muốn thử ngay và luôn cho xem. Để làm ra được loại cà phê thì khá công phu nhưng bù lại bạn sẽ được thưởng thức loại cà phê hảo hạng nhất với hương vị đặc trưng không loại cà phê nào có được.