Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, cảnh đẹp ở Lai Châu, đặc biệt là vào mùa lúa chín làm say lòng bất cứ ai đến nơi đây. Nếu bạn muốn đến Lai Châu thì hãy tham khảo bài viết của dulichngay.net về kinh nghiệm du lịch Lai Châu nhé!
Kinh nghiệm du lịch Lai Châu vào thời gian nào ?
Mang đặc trưng của khí hậu và văn hóa Tây Bắc nên thời gian thích hợp để du lịch Lai Châu cũng tương tự như khoảng thời gian thích hợp để đi Tây Bắc.
- Đi vào khoảng tháng 9-10 để kết hợp đi ngắm lúa Mù Cang Chải cùng với cánh đồng Mường Than ở huyện Than Uyên.
- Các bạn nên tránh đi vào mùa mưa của Tây Bắc nhất là những dịp có bão hay áp thấp nhiệt đới gây mưa bởi lúc này các tuyến đường Tây Bắc thường xuyên rơi vào tình trạng bị sạt lở đất, nước lũ trên các sông suối cũng dâng cao rất nguy hiểm.
Các phương tiện thích hợp cho du lịch bụi Lai Châu
Xe khách: Từ Hà Nội xuất phát đi Lai Châu có khá nhiều chuyến xe khách mà bạn có thể lựa chọn, những chuyến xe khách này chủ yếu đi từ Mỹ Đình và một số xuất phát từ bến xe Giáp Bát. Điểm dừng tại Lai Châu từ Hà Nội là các huyện Than Uyên, Dào San, Mường So, Mường Tè, Sìn Hồ, Pa Há. Đây cũng là nơi để bạn bắt xe từ Lai Châu về Hà Nội sau khi kết thúc hành trình du lịch khám phá Lai Châu của mình.
Xe máy: Xe máy là phượng tiện thích hợp nhất cho việc du lịch Lai Châu tự túc. Vì ở Lai Châu không có dịch vụ cho thuê xe máy nên nếu có thể đi du lịch bằng xe máy thì các bạn sẽ chủ động hơn rất nhiều. Trường hợp các bạn muốn thuê xe máy thì thay vì bắt xe khách lên Lai Châu, các bạn hãy bắt xe khách lên Sapa rồi thuê xe máy ở Sa Pa đi về Lai Châu nhé.
Kinh nghiệm du lịch Lai Châu nên nghỉ ngơi ở đâu?
Giá nhà nghỉ, khách sạn ở Lai Châu tuy giá mềm hơn các vùng lân cận nhưng không nhiều. Bạn có thể tìm khách sạn hay nhà nghỉ trên các tuyến đường thành phố như Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Lê Duẩn . Chốn dừng chân ở đây chất lượng nhìn chung cũng tương đối ổn cho một đêm ở Lai Châu.
– Khách sạn Phương Thanh: Là một trong những khách sạn có tiếng Lai Châu cùng với khuôn viên thoáng mát và rộng rãi, bạn có thể nhìn ngắm cánh đồng bát ngát và thưởng thức không khí trong lành sáng sớm. Giá ở đây khá mềm chỉ từ 100K – 300K thôi.
– Khách sạn Tây Bắc: Tọa lạc ngay trung tâm Lai Châu, khách sạn Tây Bắc thu hút nhiều dân phượt dừng chân ở đây. Tây Bắc có đầy đủ dịch vụ tiện nghi cơ bản cũng chỉ với mức giá hạt dẻ khoảng 150K – 350K.
– Homestay Bản Hon: Chốn dừng chân cực kì phù hợp cho các bạn thích đắm mình vào thiên nhiên núi trời. Với thiết kế nhà sàn đơn sơ tinh tế và vườn xanh rộng khắp, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác như một người dân bản địa chính hiệu.
Động Tiên Sơn
Địa chỉ : Động nằm ngay ở bên quốc lộ 4D, xã Bình Lư, thị trấn Tam Đường, Lai Châu.
Hướng dẫn đường đi : Động nằm ngay trên đường đi lên thành phố Lai Châu (cả đường đi thẳng từ Hà Nội lên và từ thành phố Lào Cai sang), bạn đi đến xã Bình Lư thì hỏi điểm dừng cho chắc chắn nhé.
Động Tiên Sơn còn được gọi là động Bình Lư vì nó thuộc xã Bình Lư. Động gồm 49 khoang nối tiếp nhau, chạy sâu vào trong núi, càng vào bên trong các khoang càng lớn. Trên thành khoang là những thạch nhũ với rất nhiều hình dáng khách nhau. Trong lòng động có một dòng suối, nước trong vắt, quanh năm có nước. Nhiệt độ trong lòng động mát hơn bên ngoài rất nhiều. Hang động này được rất nhiều thích bởi nó còn rất tự nhiên, nhũ đá ở đây rủ xuống rất đẹp.
Thác Tác Tình
Thác rất cao, khoảng 100m. Thác đổ từ trên đỉnh núi xuống, bên dưới là một hồ nước rộng chừng 100m2. Nước chảy xuống trắng xóa. Nếu bạn tới đây vào những tháng cuối năm, nước trên thác chảy xuống không nhiều, bạn sẽ không ngắm được toàn bộ cảnh thác chảy hùng vĩ nhưng bù lại đường đi tới thác nở vàng sắc hoa dã quỳ, trải dài rất đẹp. Vào ngày nắng, hơi nước của thác cùng với mặt trời tạo lên 7 sắc cầu vồng rất đẹp.
Đồn Mường Tè
Nơi đây xưa kia là căn cứ cách mạng, cảnh ở đây khá đẹp, tuy nhiên hơi xa nên không được nhiều du khách tới đây. Bản ở đây vẫn giữ được những nét hoang sơ, vào mùa lúa chín lên đây cảnh tuyệt đẹp.
Sìn Hồ
Đây là một huyện ở tỉnh Lai Châu, là nơi cứ trú của nhiều dân tộc khác nhau. Thời gian lên đây đẹp nhất là mùa lúa chín, thị trấn như là thung lũng nhỏ, với những thửa ruộng bậc thang lên lên xuống xuống. Ở đây có bản Pú Đao, với bạt ngàn hoa dại, đã được một hãng du lịch nổi tiếng trên thế giới bình chọn là điểm đến đẹp nhất Đông Nam Á. Tới đây vào bất cứ mùa nào bạn cũng sẽ được mời tắm thuốc, xoa bóp, bấm huyệt, rất thư thái và thoải mái. Ở đây cũng có chợ phiên, chỉ họp vào sáng chủ nhật hàng tuần.
Bản nà Luồng
Theo lời giải thích của người dân địa phương nơi đây, dịch theo nghĩa của tiếng dân tộc Lào thì từ “Luồng” có nghĩa là “con rồng”, “Nà” có nghĩa là “ruộng”. Tương truyền, nơi đây là mảnh đất trù phú, địa hình bằng phẳng có núi non xanh biếc lại có dòng Nậm Mu trong vắt, hiền hòa chảy quanh năm, thuận lợi cho việc cấy lúa, trồng ngô. Cảnh sắc thơ mộng con người lại chân thật, giàu lòng mến khách, nên rồng thường xuống tắm và nằm nghỉ trên bãi ruộng…
Kinh nghiệm du lịch Lai Châu ăn gì?
Đến Lai Châu bạn, bạn không chỉ được chiêm ngưởng khung cảnh thiên nhiên thanh bình với những ngọn núi, thung lũng sâu và sông suối đan xen, mà còn được thưởng thức các món ăn độc đáo đậm chất núi rừng của miền cao như lợn cắp nách, rêu đá, rau dớn ……
LỢN CẮP NÁCH
Lợn cắp nách – đặc sản Lai Châu, hay một số nơi còn gọi là lợn lửng chỉ có ở vùng cao. Đặc biệt, Lai Châu là tỉnh nổi tiếng nhất về loại đặc sản này. Mỗi con đều rất nhỏ, con to nhất cũng chỉ khoảng 20 kg, thường thường là 10 – 15 kg.Thịt lợn cắp nách vừa thơm, chắc mà hoàn toàn không ngấy tí nào, dù có gắp phải miếng hơi mỡ đi chăng nữa.
THỊT TREO GÁC BẾP
Có một cách chế biến thức ăn độc đáo của đồng bào Mông ở Lai Châu mà phải có dịp thưởng thức bạn mới thấy được sự đặc biệt của món ăn này, đó là: “Thịt lợn treo gác bếp”. Đây là cách chế biến thực phẩm của đồng bào Mông. Thịt lợn ba chỉ, thịt mông, thịt thủ hay thịt vai không phải cứ sơ chế xong là đem treo gác bếp.
RÊU ĐÁ
Đây là món ăn truyền thống của đồng bào Thái Tây Bắc, một thức ăn mà đến Lai Châu không thể không thử. Khi xưa, nó thường được chế biến và bày trong mâm rượu hứa hôn của các đôi trai gái. Để có được rêu ngon, người đi lấy rêu vừa phải kiên nhẫn và có kĩ thuật thì mới sơ chế được rêu thật sạch.
NỘM MĂNG ĐẮNG HOA BAN
Hoa ban đẹp, không chỉ để ngắm, đó còn là nguyên liệu để làm món ăn cực “đã”: nộm măng đắng hoa ban. Măng đắng sắt nhỏ, ngâm muối, ngâm nước rồi luộc 2 lần rồi vớt ra để ráo. Cá suối tươi đem nướng gỡ lấy thịt. Sau đó, pha hỗn hợp nước, chanh, tỏi, ớt, rau húng và rau mùi thái nhỏ.
Cho tất cả các thành phần là hoa ban, cá, măng vào trộn cùng hỗn hợp vừa pha. Vừa đảo, vừa nghe mùi cuốn hút rớt nước miếng. Tất cả hoà quyện tạo nên một hương vị đặc trưng của núi rừng, gắp từng miếng nộm du khách cảm nhận được vị đậm đà, thơm nồng của cá nướng, vị bùi bùi, ngầy ngậy của hoa ban, và vị đăng đắng của măng tươi
XÔI TÍM
Cũng là xôi nấu từ gạo nếp, nhưng xôi của riêng người Lai Châu có màu đặc biệt của cây khẩu cắm. Màu tím đặc trưng khiến cho xôi ở đây dường như ngon miệng hơn, hấp dẫn hơn. Ngoài ra, cách nấu xôi với phương pháp đặc biệt càng làm tăng “chất lượng” của xôi tím.