Những điểm đến thú vị khi ghé thăm Huế phần 2

973

Nên đến Huế vào thời gian nào?  Cùng dulichngay.net tìm hiểu kĩ hơn nhé!
Mỗi năm có 4 mùa, ấy thế nhưng ngay chính cả người Huế như mình chỉ đều khẳng định là Huế chỉ có 2 mùa rõ rệt, mùa nắng choi chang và mùa mưa dầm dề. Ấy thế mà lại là cái hay, cái đặc biệt của Huế. Và cho dù bạn đến Huế vào thời gian nào, mình cũng đều sẽ thấy có những nét quyến rũ riêng.
Các lăng tẩm: Đi du lịch Huế không thể không tận mắt đến xem các công trình cổ xưa huy hoàng này. Các lăng tẩm của các đời vua ở Huế đều có nét riêng và những câu chuyện lịch sử thú vị. Tuy nhiên các lăng tẩm thường cách xa nhau và không nằm trong trung tâm thành phố. Bạn nên dành thời gian thuê taxi hoặc thuê xe tự lái (tầm 300K) cho 1 tour thăm quan các lăng tẩm như Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định.
Điện Hòn Chén:Cụm di tích của du lịch Huế gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương, ẩn mình dưới những tàng cây.
Núi Ngự Bình: Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng thứ hai của tạo hoá tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của du lịch Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Từ trên núi có thể phóng tầm nhìn ra khắp các địa danh nổi tiếng và cảnh thiên nhiên thơ mộng xung quanh.
Biển Lăng Cô, Biển Thuận An, biển Cảnh Dương: Những bãi biển hiền hòa xứ Huế luôn nằm trong top các bãi biển đẹp nhất miền Trung, nơi tập trung nhiều khách du lịch Huế.

bien-lang-co-du-lich-hue
Với bờ biển thoải, cát trắng, nước biển trong xanh, và nhiệt độ trung bình khoảng 25oC vào mùa hè, Lăng Cô là nơi lý tưởng cho những ai đam mê tắm biển.
Đầm Lập An: Cách Huế khoảng 70 km về phía Nam, nằm dưới chân đèo Hải Vân, thiên nhiên đã ban tặng cho đầm Lập An một con đường uốn lượn chạy quanh đầm như dải lụa mềm mại. Tại đây, có một loài thủy sản được mệnh danh là “đặc sản”, “ngọc của trời”
Lăng vua Đồng Khánh
Cách lăng Tự Đức khoảng 800 mét. Lăng Ðồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau, vừa mang lối kiến trúc xưa vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu. Đây là khu lăng mình thích đến tham quan nhất. Không biết vì sao, nhưng cứ mỗi lần đến lăng này, có nhiều điều làm mình rất có ấn tượng. Còn điều ấn tượng đó như thế nào, bạn thử ghé lại thăm nhé.
Chùa Từ Đàm
Chùa Từ Đàm nằm trên trên đường Sư Liễu Quán, đi vào phía đường Phan Bội Châu hoặc Điện Biên Phủ, là một ngôi chùa điển hình. Cấu trúc chung của chùa là “kiểu chùa Hội”, phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ, với yêu cầu rộng rãi, cao ráo, cổ kính nhưng đơn giản.
Lăng Dục Đức
Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Ðức, Thành Thái và Duy Tân. Dục Đức lên ngôi năm 1883 được 3 ngày thì bị phế truất và mất, sau này con ông là vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) cho xây lăng để thờ cha đặt tên là An Lăng. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành Thái.
Nhà thờ Phủ Cam
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Ngôi nhà thờ ngày nay được xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.