Top các đặc sản Hà Tĩnh “gây thương nhớ” cho thực khách

1317

Hà Tĩnh là mảnh đất nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp, sông núi hùng vĩ thơ mộng.Không chỉ thế, bất cứ du khách nào đến đây còn bị thu hút bởi những món ăn ngon, đặc sản hấp dẫn nhưng giản dị như hồn người nơi này. Cùng dulichngay.net xem các đặc sản Hà Tĩnh nào nổi tiếng nhé!

Kẹo cu đơ – đặc sản Hà Tĩnh

đặc sản hà tĩnh

Kẹo cu đơ đặc sản Hà Tĩnh có hình tròn như chiếc gương, nhìn bề ngoài thô ráp và sần sùi nhưng lại rất thơm, có vị đậm đà của mật mía, thơm cay cay của gừng tươi, cái giòn tan của lạc và bánh tráng vừng. Miếng bánh vừa dai, vừa ngọt, vừa thơm lại cay nhẹ… ăn rất lạ miệng.

Đây cũng là đặc sản đặc trưng nhất của người Hà Tĩnh bởi nó chứa hương vị thiên nhiên và hơi thở cuộc sống. Vị ngọt của cu đơ như sự hiền hòa nhân hậu chịu thương chịu khó. Vị chát của chè xanh như những thăng trầm, khắc nghiệt của thiên tai mà con người nơi đây quanh năm phải gánh chịu. Có lẽ vì thế, khắp một dải miền Trung, du khách đi qua vẫn nhớ về kẹo cu đơ, nước chè xanh của người Hà Tĩnh.

Bánh đa vừng –  đặc sản Hà Tĩnh

Du lịch Hà tĩnh nổi tiếng với món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng lại rất ngon, khó có thể chối từ đó chính là món bánh đa vừng. Ở Hà Tĩnh món bánh đa vừng rất phổ biến, nó được bán ở khắp các chợ, các quán…có hương vị thơm giòn đậm đà mang bản sắc của vùng. Bánh đa vừng Hà Tĩnh được làm hoàn toàn bằng gạo, chiếc bánh to, dầy, có nhiều vừng đen, vừa béo vừa ngậy, khi đói có thể ăn trừ cơm, chỉ thấy no mà không thấy chán.

Bánh đa ở Hà Tĩnh được làm hoàn toàn bằng gạo ngon, không pha thêm ngô, sắn như ở nhiều nơi khác. Thông thường khi làm bánh đa, người ta chọn loại gạo gié vụ mùa, vừa dẻo, vừa thơm, không dùng gạo xay từ các vụ lúa trước, năm trước vì lúa để lâu nên gạo mất chất không còn vị ngọt và thơm như gạo đầu mùa. Ở Hà Tĩnh người ta còn ăn bánh tráng xúc nham (gỏi) bắp chuối, hến xào… Đặc sản Hà Tĩnh làm quà mà là món bánh đa dành tặng gia đình và bạn bè thì không gì thích hợp hơn.

Gỏi cá đục – đặc sản Hà Tĩnh

Những con cá đục dài khoảng 13 – 18cm, thân to hơn ngón tay cái, có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có. Ăn gỏi cá đục phải ăn kèm rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non… cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Khi ăn dùng bánh đa nem cuộn rau với cá, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của cá, vị cay, vị chua lẫn vị thanh thanh, ngọt ngọt.

Ram bánh mướt – đặc sản Hà Tĩnh nổi tiếng

Ram theo tiếng Hà Tĩnh dùng chỉ món nem rán. Nhưng ăn ram ở Hà Tĩnh, thực khách sẽ cảm nhận một hương vị rất riêng. Còn bánh mướt là cách gọi khác của bánh cuốn. Người miền Bắc thường cuốn mướt với nhân thịt, khi tráng cho nhiều mỡ. Nhưng với người miền Trung, bánh mướt để không nên người dùng có thể thưởng thức được hương vị mát lành, thanh đạm.

Ram mướt là thức bánh kết hợp hài hòa hai loại khác nhau, vừa giản dị vừa tinh tế, ăn vào giòn mà dẻo, béo nhưng không ngấy. Cuốn ram với bánh mướt, chấm với nước mắm tỏi ớt rồi ăn, ta sẽ thấy hương vị không thể chê vào đâu được.

Trong cái lạnh xuýt xoa và buốt của mưa phùn miền Trung mà được tận hưởng chút vị đặc trưng của ram bánh mướt thì đúng là quên hết mọi sự trên đời. Còn mùa hè, ăn món này với một miếng giò lụa mới thực sự là tuyệt vời nhất.

Bánh bèo Hà Tĩnh – đặc sản Hà Tĩnh

Bánh bèo Hà Tĩnh

Khác với bánh bèo của Huế, bánh bèo Hà Tĩnh được làm từ bột lọc (bột sắn), nhân bánh làm từ tôm non bóc vỏ hoặc thịt nạc trộn với mộc nhĩ được xào lên. Bánh bèo Hà Tĩnh thưởng thức theo hai cách: bánh bèo chan nước mắn pha, rắc thêm hành khô và bánh bèo nước từ nước xương hầm được chan sin sít vào với bánh. Chính nguyên liệu và cách thưởng thức đã tạo nên hương vị riêng cho món bánh bèo Hà Tĩnh. Đây là món quà ăn vặt được nhiều người ưu thích đặc biệt là giới trẻ.

Mực nhảy vũng áng – đặc sản Hà Tĩnh

Vùng biển Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh là khu kinh tế cảng biển sầm uất, sôi động, non nước hữu tình nổi tiếng với món hải sản có tên là mực nhảy. Vì mực ở đây khá to con, được chế biến ngay sau khi đánh bắt, vẫn giữ nguyên được độ tươi nên người dân địa phương đặt tên là mực nhảy.

Mực nhảy có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác như luộc, xào, hấp hay gỏi. Mực nhảy có vị tươi, ngon, thơm rất đặc trưng, khác hoàn toàn so với các loại mực ở vùng biển khác trên cả nước.